Tim heo

82,000

Danh mục:

Mô tả

Tim heo – Đóng túi, hút chân không, trọng lượng 1kg

 

Thành phần dinh dưỡng

Tim heo từ heo sạch là nguồn chất kẽm, sắt, selen, vitamin nhóm B như B2, B6, B12 và axit folic rất tuyệt vời. Đặc biệt tim rất giàu chất CoQ10 – rất quan trọng cho các hoạt động của ty thể, bộ máy sản xuất năng lượng của cơ thể. Tim heo không chứa nhiều chất béo mà khá nạc.

Tuy nhiên tim heo cũng chứa nhiều Cholesterol, ăn nhiều sẽ không tốt cho hệ tim mạch. Các chuyên gia, bác sĩ dinh dưỡng khuyên chúng ta chỉ nên ăn tim heo 2 – 3 lần/tuần, mỗi lần ăn 50 – 70g đối với người lớn, còn trẻ em ăn 30 – 50g.

Trong 100g tim heo chứa:

  • 94 kcal năng lượng, 79.5g nước
  • 15.1g đạm, 3.2g chất béo, 1.2g tinh bột
  • 131 mg Cholesterol, 294mg kali, 56 mg natri
  • 7 mg Canxi, 5.9 mg sắt, 213 mg photpho
  • 0.34 mg vitamin B1, 5.7 mg vitamin PP, 1 mg vitamin C.

 

Lưu ý

– Nên ăn tim lợn ở mức độ vừa phải: Trong thực đơn hàng ngày ăn tim lợn nạp vào cơ thể cần có giới hạn nhất định. Với người lớn có thể ăn 100g 1 lần, còn trẻ em nên ăn 50g 1 lần để đảm bảo dinh dưỡng và cholesterol không bị dư thừa quá nhiều. 

– Hạn chế số lần ăn. 1 tuần bạn chỉ nên ăn tim lợn 1-2 lần các món tim và nội tạng động vật để cơ thể có đủ thời gian hấp thụ các chất dinh dưỡng của món ăn.

– Chế biến cẩn thận: Khi mua tim lợn về thì quá trình sơ chế và chế biến tim lợn rất quan trọng. Bạn cần phải lựa chọn sản phẩm tươi ngon và sạch sẽ, chế biến cần nấu chín kỹ và đúng cách để đảm bảo an toàn. Khi mua nên chọn loại còn tươi, ấn vào mặt tim, cật còn đàn hồi tốt, bề mặt nhẵn, không có nốt sần cục, màu đỏ tươi sẫm; không mua các loại có màu bất thường, có mùi hôi.

– Hàm lượng cholesterol trong tim cũng khá cao 140mg/100g nên không nên ăn nhiều gây hại (một ngày mỗi người chỉ nên ăn khoảng 250 – 300mg cholesterol). Đặc biệt, những người cao tuổi, thừa cân – béo phì nên ăn hạn chế, người mắc các bệnh tăng mỡ máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh gút, thận hư nhiễm mỡ, suy tim thì không nên ăn các loại phủ tạng.

 

Lợi ích cho sức khỏe

Tim heo là phần ngon nhất trong ngũ tạng của con heo và được dùng như một vị thuốc để bồi bổ cho cơ thể. Tim heo có vị ngọt mặn, tính bình, có công dụng an thần, dưỡng tâm, chống co giật và cầm mồ hôi, chữa kinh giản thương phong, giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe phụ nữ mang thai, trợ lực cho phụ nữ sau sinh,… Tim heo không chỉ dùng cho người bệnh tim theo thuyết “dĩ tạng, bổ tạng” mà còn chữa các chứng tim hồi hộp, suy nghĩ, lo lắng, bồn chồn, mất ngủ suy nhược thần kinh, ngủ hay giật mình.

Thần sa có selen sẽ được cơ tim heo hấp thụ dễ dàng, đi vào cơ thể phát huy tốt tác dụng. Selen là nguyên tố thần diệu an thần, chống oxy hóa, chống lão hóa.

Có nhiều cách chế biến tim heo như: xào, nấu cháo, tiềm thuốc bắc, món hầm,… để bồi bổ cho phụ nữ mang tai, trẻ em, người mới ốm dậy, người bị thiếu sắt,…

 

Cách chọn

Bạn cần lưu ý các đặc điểm sau để có được món tim heo ngon nhé:

Màu sắc: Cần chọn quả tim có màu đỏ tươi, không được có màu sẫm, khi bổ quả tim ra thì có màu đỏ tươi của máu mới là tim ngon. Qủa tim không có các nôt sần hoặc các biểu hiện khác thường về hình dáng.

Chọn tim có trọng lượng vừa phải: Tim to vừa phải, thường thì tim heo đông lạnh ngon có trọng lượng khoảng 300 – 500g là vừa, là tim của con heo to, còn những quả tim nhỏ thường là lớn ốm.

Mua ở nơi uy tín: Cần mua tim heo ở những địa chỉ uy tín, đảm bảo an toàn.

 

Cách sơ chế

Bước 1: Đầu tiên đem heo cắt làm đôi để tiện cho công đoạn vò, bóp, vuốt hết những mùi tanh hôi của máu ra.

Bước 2: Dùng thau nhỏ cho tim heo vào, đổ một ít muối, rửa sạch từng ngóc ngách trong khẻ tim.

Bước 3: Sau khi rửa sạch bằng muối xong, cho giấm táo vào, vò, bóp, vuốt cho tim heo thật sạch, xả đi xả lại 2 đến 3 nước lạnh cho tim heo thật sạch, cho lại vào thau.

Bước 4: Tiếp tục cho rượu vào, lặp lại hành động như các bước trên. Lần này chỉ cần rửa sơ là được rồi, vì vị thơm của rượu còn động lại trong tim heo sẽ giúp tim heo có mùi vị thơm ngon. Sau đó đem tim heo được rửa sơ, cho vào rổ.

Bước 5: Bắt một nồi nước nhỏ lên bếp, đun sôi, cho vào một ít tiêu xay, và muối vào.

Thả tim vào luộc trong 15 phút ở lửa cao, lượng nước phải ngập hết tim heo được cắt đôi.

Bước 6: Để kiểm tra tim heo chín chưa thì dùng đũa hay vật nhọn ghim vào chổ dày nhất của tim heo để kiểm tra.

Sau khi tắt bếp nên để tim heo nằm trong nồi nước đó cho tới khi nước nguội đi, vớt tim ra, cắt thành lát mỏng để cho vào hũ tiếu hoặc là cho vào cháo lòng.

 

chế biến

 

Các bài thuốc chữa bệnh từ tim lợn

Theo Đông y, tim lợn vị ngọt mặn, tính bình, có công dụng dưỡng tâm, an thần, chống co giật và cầm mồ hôi. Tim lợn không chỉ được dùng cho người bệnh tim theo thuyết “dĩ tạng, bổ tạng” của y học cổ truyền mà còn được dùng để chữa nhiều bệnh, nhất là những bệnh liên quan đến suy nhược thần kinh. 

Mất ngủ, giảm trí nhớ: 1 quả tim lợn, 30g hạt sen khô đã bỏ tâm, 15g long nhãn, 30g bách hợp khô cùng một lượng gia vị vừa đủ. Tim lợn rửa sạch thái mỏng rồi cho vào nồi cùng hạt sen, bách hợp và long nhãn, đổ vừa nước rồi đun to lửa cho đến khi nước sôi thì vặn lửa bé dần rồi hầm trong khoảng 1 giờ. Dùng luôn sau khi tắt bếp.

Động kinh: 1 quả tim lợn, 2 cái móng giò, 30g địa du tươi. Đem tim lợn đã thái miếng cùng móng giò làm sạch đã chần qua nước sôi đi hầm từ 1-2 giờ, dùng ăn nóng.

Suy nhược thần kinh: 1 quả tim lợn, 5g nhân sâm, 10g đương quy. Nhân sâm và đương quy rửa sạch rồi thái vụn nhồi vào bên trong quả tim, cho thêm gia vị cho vừa ăn rồi mang đi hấp cách thủy trong 3 giờ, dùng trực tiếp khi còn nóng.

Ra nhiều mồ hôi: Tim lợn 1 quả, hoàng kỳ 15g. Tim lợn bổ đôi rồi cho hoàng kỳ vào trong, dùng chỉ khâu kín lại, đem hầm chín ăn. Công dụng: Trị chứng mồ hôi tự chảy ra ở toàn thân hay tại chỗ không phải vì hoạt động gắng sức vì thời tiết nóng bức hay vì mặc quá nhiều quần áo…

Cơn đau thắt ngực, hồi hộp trống ngực: Hoa chuối 250g, tim lợn 1 cái, hoa chuối 250g, hai thứ đem hầm chín, ăn trong ngày. Hoặc hoa chuối lượng vừa đủ đem đốt hoặc sao cháy rồi tán thành bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g với nước muối nhạt.

Bệnh lý đường hô hấp: Tim lợn 1 quả, phổi lợn 1 cái, sa sâm 15g, ngọc trúc 15g, gia vị vừa đủ. Sa sâm và ngọc trúc thái vụn, cho vào túi vải buộc kín miệng rồi hầm cùng tim và phổi lợn (rửa sạch, thái miếng) với 2 lít nước. Đun to lửa cho sôi rồi bớt lửa, đun thêm chừng 1,5 giờ cho nhừ. Chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.

Nhịp tim nhanh: Tim lợn 1 quả, hoa chuối 30g. Đem hoa chuối sắc trong 30 phút lấy nước bỏ cái rồi cho tim lợn vào nấu chín, ăn trong ngày.

 

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.